Sức Khỏe - Gia Đình
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Tất Tần Tật Các Bệnh Về Da Thường Gặp Và Cách Phòng Ngừa

Go down

Tất Tần Tật Các Bệnh Về Da Thường Gặp Và Cách Phòng Ngừa Empty Tất Tần Tật Các Bệnh Về Da Thường Gặp Và Cách Phòng Ngừa

Post by dongyandong Mon May 24, 2021 8:56 am

Trên cơ thể, làn da đóng vai trò như một tấm lá chắn bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi các yếu tố gây hại từ ngoài môi trường nên rất dễ bị bệnh. Nổi mề đay, viêm nang lông, viêm da cơ địa, á sừng… là các bệnh về da thường gặp nhất. Dưới đây là một số đặc điểm của từng bệnh và giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Các bệnh về da thường gặp

Y học ghi nhận rất nhiều bệnh lý về da liễu, trong đó phổ biến nhất là các vấn đề sau:

1. Bệnh mề đay

Nổi mề đay là một dạng phát ban gây phù ở lớp trung bì da. Căn bệnh này xảy ra do dị ứng với thức ăn, dược phẩm, hóa mỹ phẩm hoặc nọc độc côn trùng. Trong một số trường hợp, da có thể bị nổi mề đay do di truyền hoặc do cơ thể phản ứng quá mẫn với sự thay đổi của thời tiết.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng nổi các mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ trên da. Ban đầu mảng sẩn chỉ xuất hiện rải rác ở một số vị trí nhất định trên cơ thể nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể gây nổi mề đay toàn thân. Khu vực da bị bệnh vô cùng ngứa ngáy. Cơn ngứa trở nên dữ dội hơn vào chiều tốt và càng gãi bệnh nhân càng cảm thấy ngứa. Các mảng mề đay thường lặn đi sau vài giờ nhưng chúng có thể xuất hiện trở lại sau đó hoặc mọc ở vị trí khác.

Bệnh mề đay không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên nếu bị nặng, căn bệnh này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mao mạch, suy hô hấp đe dọa đến tính mạng.
Xem thêm: Bật mí phương pháp chữa bệnh mề đay hiệu quả nhất >> https://yhoccotruyenandong.vn/phuong-phap-chua-benh-me-day/

2. Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng – một dạng viêm da mãn tính dễ tái phát thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người trưởng thành. Bệnh thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng và có tính chất di truyền. Ngoài ra, một số yếu tố như môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da cơ địa bùng phát.
Căn bệnh này được chia thành hai giai đoạn phát triển gồm:

Viêm da cơ địa cấp tính: Da xuất hiện nhiều đám phát ban, có mụn nước tiết dịch ở trên và khi khô lại có thể đóng vảy tiết. Người bệnh cũng thường xuyên phải gánh chịu những cơn ngứa ngáy, đau rát ở khu vực tổn thương, nhất là vào ban đêm.
Viêm da cơ địa mãn tính: Bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm sẽ chuyển thành mãn tính. Nó khiến sắc tố da bị thay đổi. Tổn thương là những đám da sần bị sừng hóa, bong tróc, nứt nẻ và rất ngứa.
Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng song tổn thương do viêm da cơ địa gây ra có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ trên da. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như chàm da, bội nhiễm vi khuẩn.
Xem thêm: Mách nhỏ các bài thuốc chữa viêm da cơ địa [2021] >> https://yhoccotruyenandong.vn/thuoc-chua-viem-da-co-dia/

3. Bệnh á sừng

Điều kiện vệ sinh kém, da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với xà phòng có tính tẩy rửa mạnh là những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị bệnh á sừng. Bệnh gây sừng hóa da và khiến khu vực ảnh hưởng trở nên thô ráp, bong tróc, ngứa ngáy và có thể bị nứt nẻ tới mức rướm máu.

Bệnh có khuynh hướng phát triển mạnh vào mùa đông và chủ yếu tấn công vào khu vực gót chân, các đầu ngón tay, ngón chân. Nguy cơ mắc bệnh ở cả hai giới là như nhau.

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng và giảm thiểu nguy cơ tái phát, bệnh nhân được khuyến cáo nên thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày, uống đủ nước. Nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng, viêm da và ngứa nhiều thì nên tới bệnh viện khám để được kê đơn thuốc điều trị.
Xem thêm: Bỏ túi bài thuốc Nam chữa bệnh á sừng hiệu quả ngay tại nhà >> https://yhoccotruyenandong.vn/thuoc-nam-chua-benh-a-sung/

4. Bệnh vảy nến

Tiếp theo trong danh sách các bệnh về da thường gặp nhất là bệnh vảy nến. Đây là căn bệnh da liễu mãn tính xảy ra do sự tăng sinh quá nhanh của các tế bào da mới. Điều này khiến cho các tế bào da cũ không kịp đào thải và bị dồn đống lại hình thành nên những mảng da dày sừng, đỏ, bên trên phủ vảy màu trắng hoặc màu bạc.

Tùy theo vị trí bị ảnh hưởng và đặc điểm của tổn thương mà y học hiện đại chia bệnh vảy nến thành nhiều loại như: Vảy nến thể mảng, viêm khớp vảy nến, vảy nến phấn hồng, vảy nến thể giọt, vảy nến móng, vảy nến gấp. Mặc dù không lây nhiễm nhưng bệnh lại có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh ở con cái là 10%. Tỷ lệ này tăng lên 40% nếu cả bố mẹ cùng bị vảy nến.

Việc điều trị vảy nến đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, kéo giãn khoảng cách giữa các đợt tái phát bệnh, giúp bệnh nhân có thể hòa nhập được với cộng đồng và có chất lượng sống tốt hơn.
Xem thêm: Hiệu quả tận gốc nhờ chữa bệnh vảy nến bằng Đông y 2021 >> https://yhoccotruyenandong.vn/chua-benh-vay-nen-bang-dong-y/

5. Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng viêm da chủ yếu ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân và các kẽ ngón tay chân. Khi mắc căn bệnh này, khu vực tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước từ 1 – 2 mm được bao phủ bằng một lớp da dày. Mụn nước thường trong, có màu vàng hoặc trắng đục như bột sắn và rất ngứa. Một số mụn ở gần kết hợp với nhau tạo thành một cái mụn nước lớn.
Tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra có thể lành trong ba tuần nhưng rất dễ tái phát. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần ở một vị trí khiến da dày lên, bị liken hóa và có thể bị nứt da gây đau đớn, chảy máu.

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố như stress, dị ứng, tiếp xúc với chất tẩy rửa hay kim loại… có thể kích hoạt bệnh phát triển.
Xem thêm: Phương pháp chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay >> https://yhoccotruyenandong.vn/phuong-phap-chua-benh-to-dia-hieu-qua-nhat-hien-nay/

6. Bệnh viêm da dị ứng

Ở một số người, khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như khói thuốc lá, nấm mốc hay phấn hoa… thì hệ miễn dịch có phản ứng quá mạnh dẫn đến sản sinh nhiều histamin trong cơ thể. Đây là một chất hóa học có thể kích hoạt phản ứng viêm ngoài da, được gọi là viêm da dị ứng.
Căn bệnh này được nhận biết thông qua các triệu chứng như: Đỏ da, khô da, bề mặt tổn thương nổi nhiều nốt sần ngứa. Việc cào gãi thường xuyên có thể khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng, sưng đỏ hoặc thậm chí bị lở loét.

Bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch nên rất dễ tái phát. Việc xác định và loại bỏ được yếu tố gây dị ứng chính là một trong những chìa khóa quan trọng để tránh được sự ảnh hưởng của căn bệnh này.
Xem thêm: Da bị dị ứng thường xuyên phải làm sao hết [2021] >> https://yhoccotruyenandong.vn/da-bi-di-ung/

7. Viêm da dầu

Bệnh viêm da dầu có tên gọi khác là viêm da tiết bã nhờn. Bệnh gây viêm da mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến những khu vực da tập trung nhiều tuyến bã nhờn, chẳng hạn như trên mặt, đầu hay ở lưng, ngực.
Khi bị viêm da dầu, tổn thương da có màu đỏ, bề mặt nhờn dính, đóng vảy mỏng. Nếu ảnh hưởng đến da đầu, da bị bong tróc dưới dạng vảy kèm theo tình trạng ngứa và rụng tóc nhiều. Cơn ngứa tăng lên khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc trong những ngày thời tiết khô hanh.

Nếu không có biện pháp kiểm soát tốt,viêm da dầu thường rất dễ tái phát và trở nặng vào mùa đông. Nguyên nhân gây bệnh vẫn còn chưa được khẳng định chính xác nhưng một số bằng chứng cho thấy sự khởi phát của bệnh có liên quan đến nấm Malassezia, di truyền và tình trạng tăng tiết bã nhờn trên da.

8. Viêm nang lông

Đứng đầu trong danh sách các bệnh về da thường gặp là viêm nang lông. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ do gốc chân lông bị nhiễm trùng nấm, vi khuẩn. Các vùng da tập trung nhiều lông như bắp chân, tay, vùng da dưới cánh hay khu vực lông mu là nơi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này nhiều nhất.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông chủ yếu là do vệ sinh da không sạch sẽ, hoặc cạo nhổ lông không đúng cách. Lúc này, nang lông bị tế bào chết, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ lại gây bít tắc và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công vào trong. Hậu quả là người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: Xuất hiện mụn sưng đỏ ở các nang lông bị viêm, trong mụn có mủ, da nóng rát và ngứa ngáy, đau nhẹ khi chạm tay vào.

Nếu không được điều trị đúng cách, vùng da bị viêm nang lông có nguy cơ để lại sẹo xấu cùng vết thâm mất thẩm mỹ. Trường hợp bị viêm nang lông nhẹ, các thuốc kháng viêm, diệt nấm tại chỗ thường được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nếu nang lông bị nhiễm trùng trên diện rộng và có biểu hiện bị bội nhiễm thì cần được điều trị bằng các giải pháp mạnh hơn như uống thuốc kháng sinh, vi phẫu, chiếu laser…

9. Rôm sảy

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng hay bị rôm sảy nhất. Bệnh thường xảy ra trong những ngày thời tiết nóng bức, da bé tiết ra nhiều mồ hôi nhưng bị ứ đọng lại. Mồ hôi, chất bã nhờn kết hợp cùng với bụi bẩn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, nổi nhiều nốt sẩn nhỏ lấm tấm trên da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Đôi khi, chứng rôm sảy cũng xảy ra sau một đợt sốt hoặc do trẻ được mặc quá nhiều quần áo.

Rôm sảy được chia thành 3 dạng gồm: Rôm dạng tinh thể, rôm sâu và rôm đỏ. Trong đó rôm sâu là nguy hiểm nhất bởi nó khiến da bị tổn thương nặng nề, rất ngứa, và lâu lành. Mụn nước khi vỡ ra còn rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét và để lại sẹo.

May mắn thay, hầu hết các trường hợp trẻ bị rôm sảy đều lành tính và không cần phải dụng thuốc điều trị. Cha mẹ cần giữ cho da bé luôn thoáng mát, khô ráo và tắm rửa cho con mỗi ngày sẽ giúp tình trạng này được cải thiện.

10. Hắc lào

Nhắc đến các bệnh về da thường gặp thì chúng ta cần đề cập đến bệnh hắc lào (hay còn gọi là lác đồng tiền ). Bệnh gây ra những tổn thương dạng đốm tròn đỏ trên da hình dáng tương tự như đồng xu, quanh rìa nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti.

Các loại vi nấm thuộc nhóm dermatophytes được xác định là thủ phạm chính gây ra bệnh hắc lào. Tổn thương thường xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể, trong đó thường gặp nhất là ở trên mặt, các kẽ chân, lưng hay ở vùng kín. Đặc biệt, bệnh có thể lây lan cho người khác thông qua tiếp xúc da kề da, quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc kháng nấm theo đường uống hoặc bôi ngoài da để tiêu diệt vi nấm gây bệnh. Thông thường, tổn thương có thể bình phục hoàn toàn sau vài tuần điều trị nếu đáp ứng tốt với thuốc.

Cách phòng ngừa các bệnh về da hữu hiệu

Các bệnh lý về da đều có đặc điểm chung là rất dễ tái phát và nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, tâm lý cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ của da. Bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng tấn công của bệnh da liễu. Vì vậy việc chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe da là rất cần thiết.

Dưới đây là một số giải pháp đơn giản có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về da thường gặp kể trên:


  • Tránh sử dụng các thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng và không tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.


  • Tẩy tế bào chết cho da 1 – 2 lần mỗi tuần và sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để các tế bào da mới nhanh được tái tạo và khỏe mạnh hơn.


  • Lau chùi, dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ chăn màn thường xuyên để vi khuẩn và nấm không còn cơ hội phát triển gây bệnh cho da.


  • Tránh xa môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn và chất hóa học độc hại.


  • Lựa chọn các loại xà phòng, sữa tắm có tính dịu nhẹ và chứa thành phần thiên nhiên để tắm. Không dùng các sản phẩm chứa chất tẩy trắng, chất tạo mùi thơm hay chất tạo bọt.


  • Trong những ngày thời tiết oi bức, nên mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi và thay quần áo thường xuyên.


  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung các khoáng tố có lợi cho cơ thể, giúp làm tăng sức đề kháng cho da.


  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi. Hạn chế các loại đồ ăn thức uống gây suy yếu da như bia rượu, nước ngọt có ga, đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ.


  • Tập thể dục hàng ngày có tác dụng kích thích lưu thông máu để đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng làn da, giúp da luôn khỏe mạnh và có sức chống đỡ với các tác nhân gây bệnh.

Nguồn: vhea.org.vn
dongyandong
dongyandong

Posts : 96
Join date : 2021-04-15
Age : 45
Location : Hồ Chí mInh

https://chuahetsui.com/

dongyandong likes this post

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum