Sức Khỏe - Gia Đình
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Cách điều trị

Go down

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Cách điều trị Empty Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Cách điều trị

Post by Sống khỏe mỗi ngày Tue May 18, 2021 4:38 pm

Bệnh hen suyễn là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở mọi quốc gia và mọi đối tượng, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Làm cách nào để điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn? Bài viết sau đây sẽ trả lời thắc mắc cho bạn, hãy cùng theo dõi nhé!

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn là căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu cơn hen không được kiểm soát sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Một số biến chứng của bệnh hen suyễn như:

Gây nhiễm khuẩn phế quản

Người bệnh hen suyễn thì khả năng bị nhiễm vi khuẩn, virus nhiều hơn người bình thường, điều này sẽ gây ra nhiễm khuẩn phế quản, người bệnh ho nhiều, ho khan, ho có đờm.

Gây khí phế thủng

Đây là biến chứng phổ biến của bệnh hen suyễn, xuất hiện do khả năng co giãn, đàn hồi của các phế nang bị suy giảm, làm không khí khi đi vào phổi bị giữ lại mà không thoát ra ngoài được. Tình trạng khí phế thũng kéo dài sẽ làm cho tính đàn hồi của hệ hô hấp suy giảm, người bệnh bị khó thở dai dẳng, xanh xao, tím tái do thiếu oxy.

Biến chứng tràn khí màng phổi

Khi cơn hen xuất hiện, người bệnh sẽ ho mạnh, thở gấp, làm cho một lượng không khí lớn tràn vào màng phổi, gây tích tụ khí và gây ra vết rách ở phổi. Không khí sẽ từ vết rách này tràn vào trong khoang ngực và tạo ra một áp lực lên phổi và tim.
Người bệnh bị tràn khí màng phổi sẽ đau tức ngực dữ dội, mệt mỏi, tái xanh, vã mồ hôi, tim đập nhanh, tụt huyết áp. Tình trạng tràn khí màng phổi nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, xẹp phổi.

Biến chứng xẹp phổi

Ở bệnh nhân hen suyễn, dịch đờm sẽ tích tụ bên trong phế nang khiến chúng bị xì hơi, cản trở quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide trong phổi. Các triệu chứng của xẹp phổi gồm: Khó thở, thở nhanh, ho,...

Biến chứng suy hô hấp

Biến chứng nặng nề nhất của bệnh hen suyễn là suy hô hấp hoặc ngưng hô hấp dẫn đến tổn thương não, xuất huyết não do thiếu oxy trong thời gian dài, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cách phòng ngừa và điều trị hen suyễn

Sau khi biết bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, mỗi người nên chủ động tìm hiểu cách phòng tránh và điều trị hen suyễn kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Cách phòng tránh bệnh hen suyễn: Bệnh hen suyễn thường hình thành do các tác nhân môi trường như môi trường, phấn hoa, ẩm mốc,...do đó, để phòng tránh bệnh, chúng ta nên tránh xa các tác nhân gây bệnh bằng các biện pháp sau:
Tránh tiếp xúc với lông động vật: Lông động vật thường chứa rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh cho con người. Đặc biệt, những người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp thì nên tránh tiếp xúc với động vật nuôi trong nhà để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp do hít lông động vật.
Bảo vệ đường hô hấp: Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, do đó, để bảo vệ đường hô hấp, khi ra đường bạn nên đeo khẩu trang, tránh hít khói thuốc lá và sử dụng các biện pháp bảo hộ trong môi trường độc hại.
Kiêng những thực phẩm gây dị ứng: Nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ đông lạnh, rượu, bia,...
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Để phòng tránh bệnh hen suyễn bạn nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật.

Điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn bằng cách nào?

Hiện nay, y học hiện đại không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, theo Đông y bệnh hen suyễn là do tình trạng khí huyết không lưu thông, đờm nhầy tích tụ gây cản trở đường dẫn khí, khó thở, đồng thời, hoạt động của các tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu. Do đó, để loại bỏ tận gốc bệnh hen suyễn, cần thanh lọc cơ thể, loại bỏ đờm nhầy, cải thiện chức năng các cơ quan Tỳ - Phế - Thận.
Đối với Tây y, điều trị bệnh hen suyễn chỉ có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng, chứ không điều trị tận gốc. Trong khi đó, Đông y chữa hen suyễn vào tận gốc bệnh, đào thải độc tố, loại bỏ nguyên căn gây bệnh và hạn chế bệnh hen suyễn tái phát.
Do đó, để điều trị tận gốc bệnh hen suyễn, người bệnh nên tìm đến các bài thuốc Đông y, sử dụng thảo dược thiên nhiên đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả tận gốc.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không. Từ đó, chủ động trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Sống khỏe mỗi ngày

Posts : 46
Join date : 2021-04-15

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum